Lemon Radio|Cải thiện môi trường kinh doanh: mang tính đối phó
Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhiều ĐKKD được cắt giảm nhưng không thực chất, hình thức, thậm chí mang tính chất đối phó.
Lemon Radio
中越加
Pháp luật kinh doanh 6 tháng đầu năm đã có nhiều cải thiện, nhiều cải cách về điều kiện kinh doanh (ĐKKD) được cộng đồng doanh nghiệp ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, đi sâu vào thực tế, theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhiều ĐKKD được cắt giảm nhưng không thực chất, hình thức, thậm chí mang tính chất đối phó.
Cắt giảm điều kiện kinh doanh phải bảo đảm chất lượng,
không để phát sinh rào cản mới.
Những tín hiệu tích cực
Tại hội thảo về điểm lại pháp luật kinh doanh 6 tháng đầu năm do VCCI tổ chức ngày 31-7, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế (VCCI), trong nửa đầu năm 2018, khi nói về những cải cách ĐKKD không thể không kể tới những thay đổi tại Nghị định 87/2018/NĐ-CP về kinh doanh khí thay thế Nghị định 19/2016/NĐ-CP (vốn bị doanh nghiệp kêu rất nhiều vì những ĐKKD trong nghị định khiến nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh bình thường bỗng dưng phá sản). Bên cạnh đó là Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật An toàn thực phẩm thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP. Việc thay đổi tại Nghị định 15 được cộng đồng ghi nhận, đánh giá cao, mà nói như ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, Nghị định 15 là cuộc cách mạng trong quản lý an toàn thực phẩm khi bãi bỏ hơn 90% thủ tục hành chính và “làm gương cho việc sửa đổi các nghị định khác”.
Theo VCCI, 2 năm qua, có thể nhìn thấy rõ xu hướng là thể chế kinh tế đang ngày càng theo hướng kinh tế thị trường, các rào cản kinh doanh, sự can thiệp quá mức của Nhà nước vào thị trường đang được gỡ bỏ. Trong 6 tháng đầu năm, các hành động hiện thực hóa quyết tâm cải cách thể chế đã tấn công trực diện vào những rào cản hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (các ĐKKD), đối với sản phẩm cụ thể mà doanh nghiệp làm ra (các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa… Điều này đã giúp giảm bớt gánh nặng hành chính, thúc đẩy cạnh tranh công bằng.
Một khảo sát của VCCI về xem xét mức độ tiếp thu của các cơ quan chủ trì soạn thảo đối với ý kiến đóng góp 5 nghị định, 11 thông tư do 7 bộ soạn thảo trong 6 tháng đầu năm, cho thấy, tỷ lệ tiếp thu là 52%. Tỷ lệ tiếp thu này, theo ông Đậu Anh Tuấn, đã cao hơn so với các năm trước, “chứng tỏ ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp ngày càng được ghi nhận và tiếp thu”.
Vẫn còn tình trạng đối phó
Dù có một số điểm sáng về cải thiện môi trường kinh doanh 2 năm qua hay 6 tháng đầu năm nhưng theo ông Vũ Tiến Lộc, việc thay đổi vẫn chưa đạt yêu cầu đặt ra. “Dù thực hiện chính sách cần độ trễ nhưng quan sát hành động cụ thể của các bộ, ngành, cho thấy lý do chính của sự chậm trễ thay đổi là sự chủ động của các bộ, ngành. Sự “lạnh lẽo” nằm ở các vụ, cục, chuyên viên đã cản trở việc xây dựng thể chế tốt hơn, chứ không chỉ đơn thuần ở khâu thực hiện là các địa phương. Có những vấn đề, doanh nghiệp nói mãi nhưng sự bất hợp lý không đổi”, ông Vũ Tiến Lộc nói. Bên cạnh đó, dù có những bộ, 50% - 70% ĐKKD được cắt giảm nhưng nếu xem xét kỹ thì không thực chất. Bởi lẽ, nhiều ĐKKD chỉ điều chỉnh một số điểm nhỏ trong khi có thể bỏ hẳn (như yêu cầu tuân thủ các quy định về phương án kinh doanh, can thiệp sâu vào hoạt động doanh nghiệp); hay sửa đổi câu chữ (như vốn pháp định thành vốn điều lệ, cũng tính là thay đổi), đây là những cải cách không thực chất, hình thức, thậm chí mang tính đối phó. Cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn nhiều quan ngại về hành động của nhiều bộ, ngành và mong muốn các cơ quan Chính phủ phải hành động thực chất hơn”, ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Theo luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Hội đồng thành viên Luật Basico, hiện nay có thực trạng là phong trào, hô hào, thúc giục cải cách rất mạnh, nhưng chuyển động “rất từ từ, lừ đừ, ngắc ngứ” và “chưa nói còn có tác động phụ là tạo thêm nhiều khó khăn, xung đột mới ngoài mong muốn”. Ví dụ như Nghị định 19 về kinh doanh khí bộc lộ nhiều bất cập từ quá lâu, trái với nguyên tắc của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, nhưng năm 2016, dự thảo sửa đổi Nghị định 19 kiên quyết không tiếp thu, bãi bỏ bất cập. Và, phải mất hơn 2 năm sau mới sửa đổi bằng Nghị định 87. “Hàng trăm doanh nghiệp đã “ra đi”. Vậy thì khen Nghị định 87 thay đổi rất tốt 1 thì phải chê sự cố thủ chậm trễ là 10”, ông Đức nói và đề cập thêm Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh gạo cũng đầy rẫy những bất hợp lý nhưng vẫn tồn tại 8 năm, “hãm hại thị trường, cả thương nhân và nông dân nhưng vẫn chưa thể thay đổi, thời gian sửa sai dài hơn cả tuổi thọ trung bình của doanh nghiệp”. Nguyên nhân của tình trạng chậm trễ này là cơ quan quản lý không vì doanh nghiệp; nhận thức sai lầm; tư duy đối phó; đánh tráo khái niệm; không đổi thực chất và không có chế tài.
Không những vậy, quan điểm rà soát, cắt giảm cũng có sự khác biệt giữa các bộ do tư duy khác nhau. Ví dụ như trong lĩnh vực kinh doanh cảng hàng không, sân bay, điều kiện “có phương án kinh doanh và chiến lược phát triển của doanh nghiệp” đã được Bộ Giao thông - Vận tải kiến nghị bãi bỏ để đảm bảo tự chủ hoạt động của doanh nghiệp thì điều kiện này trong lĩnh vực dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, kinh doanh trò chơi có thưởng cho người nước ngoài, Bộ Tài chính vẫn giữ. Do đó, theo ông Đậu Anh Tuấn, cần thiết phải có cơ quan khách quan, độc lập nhằm đánh giá việc bãi bỏ hay giữ ĐKKD mà các bộ đưa ra.
Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Dòng, Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam, cho biết, Nghị định 25/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định về hoạt động in đáp ứng được 50% kỳ vọng của doanh nghiệp. Có những điều khoản được sửa đổi, có điều khoản bãi bỏ 100% nhưng cũng có ĐKKD không thay đổi. Ví dụ như tiêu chuẩn người đứng đầu vẫn như cũ (phải tốt nghiệp cao đẳng in), yêu cầu về mua máy móc, thiết bị gia công vẫn giữ. Bên cạnh đó, thủ tục nhận in vẫn rườm rà khi phải yêu cầu khách hàng xuất trình chứng minh nhân dân bản chính; yêu cầu giữ sổ ghi chép giao hàng, trong khi đó đã có phiếu giao hàng… Kiểm tra chuyên ngành đến, “sờ anh nào chết anh đó, bởi không anh nào đáp ứng đủ yêu cầu”. Doanh nghiệp biết quy định nhưng không làm theo vì sợ mất khách hàng.
Lemon Radio
延伸收听
Lemon Radio 10
Lemon Radio 11
Lemon Radio 12
Lemon Radio 13
Lemon Radio 14